Chương trình hợp tác của Hiệp Hội Nước Hà Lan tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm hướng đến trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản Lý Tài Nguyên Nước.
BỐI CẢNH
Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức to lớn liên quan đến lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên nước, không chỉ có bão và mưa lớn thường xuyên xảy ra, mà còn xen kẽ những đợt hạn hán trên cả đất nước. Trong khi đó, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đặc biệt chịu nhiều rủi ro trầm trọng do có nguy cơ sụt lún đất nhanh chóng và mực nước biển dâng trong tương lai. Tình hình thực tế cho thấy, sinh kế của hơn 21 triệu người sống ở ĐBSCL và nền kinh tế khu vực đang bị đe dọa, do đó các hành động ngay lập tức là rất cấp bách.
Trong bối cảnh thể chế hiện tại cũng đang tạo ra thêm một thách thức cho ĐBSCL, đó là khu vực chưa có một cơ quan chuyên biệt về quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Chính điều này làm cho việc điều hành quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở ĐBSCL trở nên vô cùng phức tạp và khác biệt so với các quan hệ đối tác khác đang được phát triển dưới sự bảo trợ của Blue Deal.
Về Blue Deal
Blue Deal là một chương trình phát triển quản lý nguồn nước quốc tế của Hiệp hội Nước Hà Lan và các Bộ Ngoại Giao, Cơ Sở Hạ Tầng Và Quản Lý Nước Hà Lan.
Mục tiêu của chương trình là cho đến năm 2030 sẽ cung cấp cho 20 triệu người trên toàn thế giới nguồn nước sạch, đầy đủ và an toàn. Mục tiêu này gắn liền với Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG6) của Liên hợp quốc.
Từng bước cải thiện lĩnh vực Quản trị nguồn nước.
Hiện có 17 chương trình hợp tác dài hạn trong khuôn khổ chương trình Blue Deal diễn ra ở 14 quốc gia trên toàn cầu: Argentina, Burkina Faso, Colombia, Ethiopia, Ghana, Kenya, Mozambique, Mali, Palestinian Territories, Peru, Romania, Eswatini, Việt Nam, Nam Mỹ.
Các cơ quan nước và các bộ Hà Lan có các cơ hội hỗ trợ cấp khu vực và cấp quốc gia cho các chính phủ đối tác với cam kết dài hạn 12 năm, không phải chỉ ở góc độ nhà tài trợ hay phát triển dự án, mà còn là đối tác của các quốc gia trong việc tìm kiếm các giải pháp.
Tại ĐBSCL Việt Nam, trong khuôn khổ đề án Blue Deal với sự đồng tài trợ bởi các đối tác, chương trình không chỉ thực hiện nhu cầu triển khai quan hệ đối tác mới mà còn tiến hành tiếp cận bước tiếp theo trong quan hệ đối tác đã có giữa các đối tác Việt Nam và Hà Lan. Chính vì vậy, Chương Trình Blue Dragon trở thành đề xuất hiện tại, tên của chương trình được đặt theo tên đề án Blue Deal và ĐBSCL – ý nghĩa là sông Chín Rồng.
HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Trong khuôn khổ Chương Trình Blue Dragon, Hiệp Hội Nước Hà Lan và các đối tác Việt Nam cùng hiệp lực tạo ra các tác động tích cực đến lĩnh vực Quản trị nguồn tài nguyên nước tại khu vực ĐBSCL.
Các đối tác sẽ cùng nghiên cứu các vấn đề cụ thể có liên quan đến lĩnh vực Quản trị nguồn tài nguyên nước tại ĐBSCL và tìm ra cách phương pháp tiếp cận phù hợp nhất thông qua 04 gói công việc:
Các gói công việc này sẽ bao gồm các hoạt động tập huấn, các buổi hội thảo, tiến hành kết nối các tổ chức, tạo ra các giải pháp sáng tạo và học hỏi lẫn nhau giữa các đối tác bằng phương pháp vừa học vừa làm.
MỤC TIÊU
Hỗ trợ người dân ĐBSCL cải thiện sinh kế của họ bằng cách hưởng lợi từ nguồn nước sạch, an toàn và đầy đủ.
Đóng góp vào tầm nhìn 2100 của Chính phủ Việt Nam về phát triển bền vững và thích ứng với khí hậu tại ĐBSCL (Nghị quyết 120).
Đặt mục tiêu tiếp cận 1 triệu người vào năm 2030. Và tạo ra tác động tích cực lâu dài cho hơn 21 triệu người ở ĐBSCL.
TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
Tổ chức của chương trình cơ bản được hình thành dựa trên sự phối hợp của các đối tác từ hai quốc gia (Việt Nam và Hà Lan) cụ thể như sau:
Các đối tác Hà Lan: Các cơ quan từ Hiệp Hội Nước Hà Lan
Cơ quan nước Vechtstromen - Đối tác lãnh đạo
Cơ quan nước De Dommel
Cơ quan nước Noorder Zijlvest
Cơ quan nước Vallei & Veluwe
Cơ quan nước Stichtse Rijnlanden
Cơ quan nước Aa en Maas
Cơ quan nước Limburg
Đối tác Việt Nam:
Văn phòng Chương trình Blue Dragon Program Việt Nam
Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Cần Thơ
Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hậu Giang
Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang
Đại học Cần Thơ
Công Ty Royal HaskoningDHV Việt Nam
Các nhân viên từ các đối tác sẽ được phân công các nhiệm vụ cụ thể và cùng nhau tạo ra sự phối hợp hiệu quả và chặt chẽ.
CÁC GIAI ĐOẠN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình Blue Dragon đề nghị một khung chương trình bao gồm trong giai đoạn khởi đầu và 03 giai đoạn chính, cả chương trình sẽ kéo dài đến hết năm 2030.
Từ 2018 đến 2019, Giai đoạn khởi đầu của chương trình được thưc hiện theo cách tiếp cận Bước từng Bước. Để đặt nền móng vững chắc cho chương trình, các cuộc gặp gỡ và trao đổi chuyên môn đã được thực hiện với các đối tác tại Cần Thơ. Sau đó, chương trình thực hiện mở rộng sang các tỉnh lận cận như Hậu Giang và Kiên Giang.
Giai đoạn 1 (kéo dài đến hết năm 2022), trong giai đoạn này chương trình tập trung và tăng cường sự tham gia phối hợp giữa các đối tác trong khu vực ĐBSCL bằng các mang đến sự cảm hứng và cho thấy các kết quả ngắn hạn. Đồng thời, trong giai đoạn này sẽ có rất nhiều cách thức làm việc cũng sẽ được khai phá, thử nghiệm và đánh giá, để đạt được mục tiêu tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả để nhân rộng chương trình đến toàn khu vực BĐSCL. Đặc biệt, gói công việc Nhóm Chuyên Gia Blue Dragon sẽ là một mô hình hợp tác trong thực tiễn, gói công việc sẽ được đánh giá và cải tiến qua các giai đoạn. Và ở giai đoạn 1 này, một trong những đối tác quan trọng đầu tiên của chương trình sẽ gồm ba tỉnh thành: tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ.
Giai đoạn 2 (2023 - 2026), đây sẽ là giai đoạn tập trung và công tác nhân rộng và huy động nhiều đối tác hơn; các cách thức làm việc và các giải pháp được phát triển trong giai đoạn 1 sẽ được tiếp tục áp dụng và kỳ vọng sẽ đẩy mạnh được tác động tích cực đến các đồi tác.
Giai đoạn 3 đặc trưng bởi sự thể chế hóa các thức làm việc và giải pháp trên quy mô toàn khu vực ĐBSCL.
Các giai đoạn và nhân rộng chương trình được hình dung như biểu đồ bên dưới.