Tăng tốc mở rộng Blue Dragon

Nội dung của gói công việc này tập trung vào thử nghiệm và nhân rộng các ý tưởng mới và các giải pháp sáng tạo. 

Để thực hiện gói công việc này, một cuộc thi Thử thách Blue Dragon sẽ được tổ chức 2 năm một lần để mang đến những ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo cho một vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực Quản lý nguồn tài nguyên nước. 

Các tiêu chí bên dưới là nền tảng để tổ chức các cuộc thi trong gói công việc này: 

  • Mục tiêu là hướng đến giải quyết các vấn đề trong các Nhóm Chuyên Gia Blue Dragon. 
  • Để tham gia, các đội nhóm cần tạo từ liên kết giữa một đối tác Hà Lan và một đối tác Việt Nam, giữa các công ty và học viện hàn lâm hoặc các tổ chức xã hội hoặc NGOs.
  • Các ý tưởng và giải pháp được phát triển để truyền đạt đến tất cả khu vực tại khu vực ĐBSCL. 
  • Sẽ có một Hội đồng được thành lập để xác định các tiêu chí lựa chọn và thực hiện việc bầu chọn đội nhóm chiến thắng 
  • Tùy theo từng thử thách, các đội nhóm sẽ nhận được kinh phí để phát triển các ý tưởng trên thực tiễn, thử nghiệm, thí điểm. 
  • Đội nhóm thắng cuộc sẽ được thông báo vào Ngày Blue Dragon và nhận được giải thưởng. Một phần của giải thưởng là sự thực hiện các ý tưởng của cuộc.  

DỰ ÁN THÍ ĐIỂM KÈ SINH THÁI TẠI KIÊN GIANG

Cùng với xâm nhập mặn và lũ lụt, sạt lở bờ sông là một trong ba vấn đề chính cần được giải quyết ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sạt lở bờ sông là hiện tượng tự nhiên (một phần chịu ảnh hưởng của yếu tố con người) nhưng gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến sự phát triển sinh kế, kinh tế, xã hội và môi trường của người dân ở các khu vực ven sông và kênh rạch. ĐBSCL có gần 600 km bờ sông bị sạt lở, trong đó 140 km cực kỳ nguy hiểm. Chúng cần được bảo vệ khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản.

Các vị trí xói mòn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Deltares

 

Trong khuôn khổ Chương trình Blue Dragon (BDP), BDP có cơ hội tổ chức nhiều buổi làm việc với các Sở NN & PTNT (Kiên Giang, Hậu Giang và Cần Thơ) và những người tham gia Việt Nam của Nhóm 3 Quản lý rủi ro ngập lụt lụt (một nhóm đào tạo giữa các Chuyên gia đào tạo Hiệp hội Nước Hà Lan và học viên Việt Nam) trong các tuần đào tạo của mình. Thông qua đó, BDP nhận thức được rằng tình trạng sạt lở bờ sông là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khu vực và ở Tỉnh Kiên Giang, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với người dân và môi trường. Mức độ sạt lở bờ sông trong khu vực đã lên đến mức báo động và trở thành vấn đề đáng quan tâm lớn. Trong những năm qua, tác động kết hợp của các yếu tố tự nhiên như thủy triều, sóng và dòng chảy sông, cùng với các hoạt động của con người như khai thác cát, quản lý đất đai không đúng cách và vận chuyển ồ ạt các phương tiện đường thủy đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng dọc theo bờ sông và các vùng nước.

Theo đề xuất của Sở NN & PTNT Kiên Giang về vị trí tại Kênh Xẻo Rô, xã Tây Yên A, tỉnh Kiên Giang có nhiều điểm sạt lở, BDP đã đến địa điểm đề xuất để kiểm tra thực tế và quyết định sử dụng nơi này làm địa điểm thí điểm của dự án “Lồng ghép các giải pháp dựa trên thiên nhiên để chống xói mòn bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam” do ông Hannes Versteegh khởi xướng, thuộc Chương trình tăng tốc đổi mới của BDP giai đoạn 2 (2024-2026). Dự án thí điểm sẽ tiến hành thử nghiệm các phương án thuận thiên (NBS) và so sánh với phương án bê tông để tìm ra phương án phù hợp nhất, sau đó cung cấp bằng chứng về giá trị của NBS để hỗ trợ nâng cấp và mở rộng trong dự án tương lai của tỉnh Kiên Giang hoặc MKD.

Vị trí trên bản đồ
Khu vực dự án thí điểm: Tây Yên A, An Biên

 

Viết bởi: Blue Dragon Program Team