Cập nhật các hoạt động nổi bật Chương trình Blue Dragon
Dec 8, 2023

Cập nhật các hoạt động nổi bật Chương trình Blue Dragon

Chương trình Blue Dragon tại Việt Nam đã hoàn thành Giai đoạn 1 (2021-2023) bằng một loạt các sự kiện thành công trong Quý IV năm 2023.

 Hai tuần cuối tháng 9 vừa qua, Chương trình Blue Dragon tại Việt Nam đã tiến hành một đợt công tác bao gồm một tuần tập huấn của Nhóm 3 và các buổi họp trao đổi với các đối tác nhằm củng cố mối quan hệ.

 Tuần đào tạo:

Đợt công tác bắt đầu bằng một tuần tập huấn cho nhân viên của 3 đối tác Việt Nam về chủ đề Quản lý Rủi ro ngập lụt, Tuần tập huấn được thực hiện bởi các chuyên gia đào tạo đến từ Cơ quan chính phủ nước Hà Lan Hollands Noorderkwartier, Vallei en Veluwe, và Rijkswaterstaat (nguyên cán bộ của Cơ quan Nước Vallei en Veluwe). Nội dung đào tạo nổi bật của Tuần là về sự quan trọng của kiểm tra đê và cách thực hiện công tác kiểm tra trong thực tế, các học viên có cơ hội thực tập trực tiếp thông qua chuyến đi thực tế tại Đê biển Tây tại Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang.

 

Kiểm tra đê một phần nội dung đào tạo của Nhóm Chuyên gia Quản lý rủi ro ngập lụt

Các buổi họp với các đối tác và Cam kết đạt được cho các năm tiếp theo:

Cùng với việc thực hiện tuần tập huấn Nhóm 3, Chương trình Blue Dragon đã tích cực tham gia các hoạt động chuẩn bị cho Giai đoạn 2, dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2024. Đặc biệt phải kể đến, Chương trình Blue Dragon bao gồm đối tác Hà Lan (Hiệp hội Nước Hà Lan - Dutch Water Authorities) và Việt Nam (Sở NN&PTNTT Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu Giang, cùng Đại học Cần Thơ) đã tham gia vào các buổi họp quan trọng với với Uỷ ban Nhân dân (UBND) của mỗi địa phương về đề xuất Giai đoạn 2. Mục tiêu chính của các buổi họp này nhằm tạo ra một bước chuyển giao giai đoạn suôn sẻ và đảm bảo việc phê duyệt các Quyết định tham gia Chương trình Giai đoạn 2 được các chính quyền địa phương hoàn thiện trước khi Giai đoạn 2 chính thức bắt đầu vào tháng 3 năm 2024.

Qua các buổi họp, Chương trình đã báo cáo toàn diện về các hoạt động và kết quả của Giai đoạn 1, giới thiệu kế hoạch chiến lược cho Giai đoạn 2 và thảo luận về khả năng tiếp tục Quan hệ đối tác. Sau những nổ lực, Chương trình đã nhận được 3 phản hồi tích cực về việc tiếp tục Giai đoạn 2 từ cả ba địa phương (Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang), đây được xem như một khích lệ to lớn cho các cán bộ Hà Lan và Việt Nam đã và đang tham gia thực hiện Chương trình thời gian qua.

 

Chương trình Blue Dragon gặp gỡ với UBND Thành phố Cần Thơ

Mối quan hệ ngoại giao:

Cùng thời gian đó, kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan cũng được diễn ra tại Thành Phố Cần Thơ – một trong những đối tác Việt Nam của Chương trình Blue Dragon. Thông qua lời mời từ Tổng Lãnh sự Quán Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình đã tham gia vào sự kiện trồng cây tại Phường Tân Lộc, Quận Thốt Nốt như một nhà tài trợ chính cho 1000 cây bần được trồng trên bờ sông Hậu để làm giảm bớt và đối phó với hiện tượng sạt lỡ trên địa bàn. Sự kiện này đã thu hút sự hưởng ứng không chỉ từ các cán bộ các cấp các ngành mà còn có sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh, sinh viên. Đặc biệt, Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND Cần Thơ và Tổng lãnh sự Daniel Stork - Tổng Lãnh sự Quán tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng tham gia sự kiện.

 Thú vị hơn, trong suốt chuyến công tác này, Chương trình Blue Dragon đã xuất hiện trên truyền hình Việt Nam hai lần! Một bản tin được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang về đợt tập huấn đang được tổ chức ở đó. Và tại Cần Thơ, sự kiện trồng cây cũng được phát sóng trên truyền hình.

 

Đợt công tác cuối cùng của Giai đoạn 1 đã diễn vào tháng 11 với Tuần tập huấn về Thành phố chống chịu và một sự kiện đặc biệt Ngày Blue Dragon diễn vào ngày 10 tháng 11:

Tuần tập huấn:

Chúng tôi có một Nhóm Chuyên gia mới về Thích ứng Biến đổi khí hậu. Trong tuần đầu tiên này, Nhóm tập trung vào:

·      Giải thích tại sao sự hợp tác là quan trọng khi thực hiện biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

·      Mô tả khái niệm về biến đổi khí hậu.

·      Miêu tả hệ thống của biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

·      Xác định những dữ liệu cần thu thập từ một địa bàn.

Toàn thể học viên và Chuyên gia đào tạo Nhóm 4 Thích ứng Biến đổi Khí hậu

Ngày Blue Dragon:

Vào thứ Sáu, ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ 08:00 đến 13:00 tại Hội trường của Tòa nhà Phức hợp phòng thí nghiệm nghiên cứu (RLC), Đại học Cần Thơ. Chương trình Blue Dragon và Đại học Cần Thơ đã phối hợp tổ chức Ngày Blue Dragon, một sự kiện đặc biệt của Chương trình Blue Dragon - "Đối tác hỗ trợ lâu dài của Cơ quan Nước Hà Lan tại ĐBSCL Việt Nam."

Chương trình đã hân hạnh được đón tiếp các đại biểu đặc biệt như:

        Ông Willem Timmerman, Bí thư thứ nhất - Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam.

       Ông Vương Viết Hưng, Phó Giám Đốc Ban QLDA Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL, Ban Quản lý Dự án Trung ương (CPO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

       Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của Hậu Giang.

      GS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ.

      PGS.TS. Vạn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện DRAGON-Mekong, Đại học Cần Thơ.

      Ông Tjeerd Dijkstra, Quản lý Đối tác, Hiệp hội Nước Hà Lan.

      Bà Birgitte de Kraker, Quản lý Đối tác, Hiệp hội Nước Hà Lan.

      Bà Anet Waunters và Bà Denise Winters, Chuyên gia đào tạo Nhóm 4, Hiệp hội Nước Hà Lan.

      Các đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư từ các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

      Các Giảng viên và Sinh viên của Đại học Cần Thơ.

Toàn thể các đại biểu tham gia Ngày Blue Dragon tại ĐHCT ngày 10 tháng 11 năm 2023

Cuộc họp này đã là cơ hội quý báu cho đối tác của chúng tôi chia sẻ các hoạt động và kinh nghiệm của họ trong Giai đoạn 1, và kế hoạch cho Giai đoạn 2, bao gồm việc mở rộng chương trình đến các tỉnh khác trong Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi cũng đã có các phiên thảo luận sôi nổi, đóng góp các ý kiến phát triển các hoạt của Chương trình trong Giai đoạn 2 và tiếp nhận ý định hợp tác từ một tỉnh mới thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Related post