Nhóm Chuyên Gia Blue Dragon

Gói công việc chính của Chương Trình là Nhóm Chuyên Gia Blue Dragon. 

Các Nhóm Chuyên Gia sẽ là các đợt tập huấn được tổ chức lần lượt tại các tỉnh thành đối tác của chương trình nhằm đảm bảo sự cộng tác giữa các đối tác. 

Mỗi nhóm sẽ tập trung thảo luận các chủ đề chung được thiết kế để phục vụ các nhu cầu của các tỉnh đối đối tác. Các chủ đề chung là:

  • Vận hành và bảo trì
  • Quản trị nước
  • Quản lý rủi ro lũ lụt
  • Thích ứng khí hậu
  • Quản lý dự án
  • Chất lượng nước
  • Quản lý thông tin
Ý Tưởng Cách Vận Hành Nhóm Chuyên Gia Blue Dragon

Nội dung của mỗi Nhóm Chuyên Gia Blue Dragon sẽ tập trung vào:

  1. Tạo ra tác động tích cực đến dự án tình huống của chương trình thông qua sự chung tay hỗ trợ và tư vấn đến các cán bộ địa phương và sở ban ngành khác nhau dẫn đến cải thiện và tăng tiến độ.
  2. Cải thiện kiến thức chuyên môn về vấn đề cụ thể thông qua hợp tác trong đào tạo và tập huấn. 
  3. Xây dựng thể chế vững mạnh thông qua việc phát triển những cách thức làm việc mới, đưa ra quan điểm và cảm hứng cho các nhà quản lý tài nguyên nước trong tương lai.
  4. Kích hoạt quan hệ và đối tác mới thông qua sự hợp tác thực tế giữa các đối tác. 

Nhóm Chuyên gia 1 Về Quản lý Tài sản

Nhóm Chuyên gia 1 với chủ đề đào tạo chính về Quản lý tài sản đã được bắt đầu bằng tuần tập huấn đầu tiên diễn ra vào tháng 6 năm 2022. Từ đó, nhóm chuyên gia được thành lập với sự tham gia: cán bộ địa phương của 3 tỉnh (Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu Giang), Chuyên gia đào tạo người Hà Lan từ Hiệp hội Nước Hà Lan (ông Robin de Bekker và ông Marcel van Zutphen), và giảng viên người Việt Nam (ông Trần Văn Tỷ) từ Đại học Cần Thơ (CTU). Đọc giả có thể tìm thấy ở đây một số thông tin tóm tắt về các tuần tập huấn đã triển khai của Nhóm trong Giai đoạn 1 (2021-2023):

Tuần tập huấn thứ 1 của Nhóm 1:

Trong tuần từ ngày 13 tháng 6 đến ngày 17 tháng 6 năm 2022, Nhóm dự án Blue Dragon phối hợp cùng các đối tác quan trọng của chúng tôi thực hiện tuần tập huấn đầu tiên của Nhóm Chuyên gia 1 Quản lý tài sản tại Sở NN&PTNT Cần Thơ thành công tốt đẹp.

Thông qua các bài giảng giới thiệu thông tin từ các Chuyên gia Hà Lan, giảng viên Đại học Cần Thơ và các học viên Việt Nam, mọi người trở nên gần gũi hơn và bắt đầu sự hợp tác trong Nhóm Chuyên gia 1.
Bên cạnh đó, bài giảng lý thuyết về Phân tích cấu tạo tài sản, các cuộc thảo luận và các hoạt động nhóm diễn ra sôi nổi bao gồm chuyến đi thực tế đến Cống KHD 9 và Cống Cầu Nhiếm đã mang lại vô số kiến thức hữu ích cho cả phía Hà Lan và Việt Nam.

Sau tuần tập huấn này, các Chuyên gia Hà Lan cũng thu thập được nhiều yêu cầu bổ sung từ các học viên, điều này sẽ có lợi cho việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc thực tế của học viên. 
Chúng tôi rất hân hạnh trao Giấy chứng nhận hoàn thành Tuần 1 của Nhóm 1 cho tất cả học viên vào ngày 17 tháng 6 năm 2022 và những học viên này sẽ liên tục tham gia 4 tuần còn lại của Nhóm 1 cho đến cuối năm 2023.

Tuần tập huấn thứ 2 của Nhóm 1:

Tuần diễn ra vào tháng 12 năm 2022 tại Kiên Giang, Nhóm Chuyên gia vẫn tiếp tục làm việc nội dung Phân tích cấu thành của một công trình và đã sử dụng cổng KHD9 làm trường hợp nghiên cứu, cùng với phần thảo luận về quản lý rủi ro và quản lý tài sản.

Chuyên gia đào tạo ĐHCT trình bày về Bàn giao tài sản.

Vào cuối tuần, hai bài tập về nhà đã được giao cho các học viên địa phương dự kiến ​​sẽ báo cáo trong tuần tập huấn thứ ba.

Tuần huấn luyện thứ 3 của Pool 1: đang cập nhật…

Tuần huấn luyện thứ 4 của Pool 1: đang cập nhật…

Một số hình ảnh của Nhóm Chuyên gia 1 từ năm 2022 đến hết năm 2023 (Giai đoạn 1):

Phần lý thuyết và trao đổi trên lớp tập huấn của Nhóm 
Nhóm Chuyên gia 1 thăm cống nội đồng tại Hậu Giang

 

Nhóm Chuyên gia 1 thăm công ty cấp nước Hawasuco để trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm liên quan đế chủ đề của Nhóm
Tập thể Nhóm Chuyên gia 1
Nhóm Chuyên gia 1 đến thăm và trao đổi cùng đơn vị cấp nước sạch tại địa phương

Nhóm Chuyên gia 2 về Truyền thông, nâng cao nhận thức và thu hồi phí tổn

Từ ngày 03 tháng 10 đến ngày 07 tháng 10 năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hậu Giang và chương trình Blue Dragon đã phối hợp tổ chức tuần đầu tiên của Nhóm 2 về Truyền thông ngành nước.

Trong tuần đầu tiên, các học viên và chuyên gia đã cùng nhau thống nhất các chủ đề truyền thông của Nhóm: nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng nước tiết kiệm/an toàn và bảo vệ nguồn nước. Tất cả các học viên từ 03 tỉnh (Kiên Giang, Hậu Giang và Cần Thơ) sẽ cùng nhau xây dựng khung, lập kế hoạch và triển khai với sự hỗ trợ của Giảng viên Hiệp hội nước Hà Lan và Giảng viên Đại học Cần Thơ (Cô Bernoe Meierand, Cô Coby Nagelhout - Cô Huỳnh Vương Thu Minh).

Trong tuần tập huấn, các học viên đã chia sẻ về bối cảnh, thách thức, phương pháp, kinh nghiệm và sáng kiến… liên quan đến truyền thông về nước của 03 tỉnh, thành phố (Hậu Giang, Kiên Giang và Cần Thơ) thông qua nhiều bài thuyết trình nhóm.

Ngoài ra, Nhóm 2 đã đến thăm Trạm cấp nước ngọt Xã Hỏa Tiến thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh nông thôn tỉnh Hậu Giang. Chúng tôi được giới thiệu về cách họ cung cấp nước ngọt cho người dân địa phương trong vùng và cách xử lý nước để đáp ứng các tiêu chí quy định.

Tuần huấn luyện tiếp theo của Nhóm 2 sẽ được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 đến ngày 25 tháng 11 năm 2022 tại Rạch Giá, Kiên Giang. 

NHÓM CHUYÊN GIA 3 QUẢN LÝ RỦI RO NGẬP LỤT

Từ ngày 03/04 đến ngày 06/04/2023, Chương trình Blue Dragon, Trường Đại học Cần Thơ và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang phối hợp tổ chức tuần lễ đào tạo tại Cần Thơ với sự tham gia đa dạng từ các Sở ban ngành: Sở Xây dựng , Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng ODA, v.v…

Phiên khai mạc ngày đầu tiên



Qua tuần tập huấn đầu tiên, các học viên Việt Nam đã làm quen với 02 giảng viên mới đến từ Cơ quan quản lý nước Hà Lan - Bà Lucy Afman và ông Hannes Versteegh, 1 giảng viên mới đến từ tổ chức quốc gia Hà Lan Rijkswaterstaat - ông Reindert Stellingwerff và 1 giảng viên đến từ ĐHCT, ông Đinh Diệp Anh Tuấn và được giới thiệu các thông tin khái quát về Quản lý rủi ro lũ lụt của Hà Lan (Kiểm soát ngập lụt của Hà Lan và tổ chức phòng chống ngập lụt, Quy hoạch không gian và luật sử dụng đất, Hệ thống quản lý thông tin ngập lụt, v.v…)

Sau một tuần làm việc, học hỏi và thấu hiểu lẫn nhau, giờ đây chúng ta đã có một Pool đầy nhiệt huyết với những giảng viên am hiểu kiến ​​thức và những thành viên tham gia dày dặn kinh nghiệm, hứa hẹn những kết quả tích cực trong quá trình triển kha Nhóm Chuyên gia và sau khi Nhóm Chuyên gia kết thúc.

 

Cùng nhau nghỉ giải lao

Như thường lệ, chúng tôi cũng có các bài báo cáo tóm tắt cho Ban Lãnh đạo từ các học viên địa phương và thảo luận các ý kiến ​​đóng góp cho tuần đào tạo tiếp theo.

 

 

Ảnh tập thể Nhóm Chuyên gia 3


Tuần đào tạo thứ hai dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 21 tháng 9 năm 2023 tại Kiên Giang.

NHÓM CHUYÊN GIA 4 THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nhóm Chuyên gia này đã bắt đầu từ tháng 11 năm 2023 với nội dung truyền cảm hứng về cách xây dựng kế hoạch hành động cho từng đối tác địa phương. 

Đội ngũ đào tạo được thành lập từ các thành viên sau:

  • Phó Giáo sư Tiến sĩ Văn Phạm Đăng Trí từ Đại học Cần Thơ
  • Tiến sĩ Phan Kiều Diễm từ Đại học Cần Thơ
  • Bà Anet Lablans từ Hiệp hội Nước Hà Lan
  • Bà Denis Winters từ Hiệp hội Nước Hà Lan

Các Chuyên gia đào tạo của chúng tôi đã làm việc với cùng một tầm nhìn:

Mỗi đối tác địa phương đã đưa ra một thách thức cần được giải quyết, hứa hẹn là kết quả đầu ra cho Nhóm Chuyên gia 4 sau 5 tuần tập huấn:

  • Cần Thơ: Ngập lụt ở khu vực mở rộng tại Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
  • Hậu Giang: Sạt lở tại sông Cái Côn, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
  • Kiên Giang: Sạt lở do hạn hán tại U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

Các đối tác địa phương sẽ tiến hành thu thập dữ liệu và nghiên cứu để hiểu rõ các trường hợp nghiên cứu của mình, Nhóm Chuyên gia này sẽ gặp lại vào năm 2025 cùng làm việc cho tuần tập huấn thứ ba.

 

 

NHÓM CHUYÊN GIA 5 GIS

Nhờ sự hợp tác tuyệt vời giữa Chương trình Blue Dragon và Văn phòng điều phối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Đại học Cần Thơ (ĐHCT) vào năm 2024, quan hệ đối tác của chúng tôi đã tổ chức 3 tuần tập huấn với sự tham gia của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với 60 học viên. 

Tuần tập huấn đầu tiên 

Với Nhóm tập huấn này, chúng tôi đã cung cấp phần lý thuyết và phần thực hành với sự hỗ trợ trực tiếp của các giảng viên ĐHCT và DWA (Hiệp hội Nước Hà Lan) trong các tuần đào tạo. Vào ngày đào tạo cuối cùng, chúng tôi tiến hành đánh giá với tất cả những người tham gia và giảng viên để đưa ra nội dung đào tạo cần thiết cho tuần tiếp theo. Cho đến nay, những người tham gia của chúng tôi đã đi sâu vào các kỹ năng cơ bản của GIS trong các chức năng lập bản đồ và thu thập thông tin tại hiện trường thông qua các ứng dụng điện thoại (Qfield), v.v...

Các buổi thực tập trên lớp 

Nhóm đào tạo với sự tham gia của:

Từ Đại học Cần Thơ:

Cô Phan Kiều Diễm và Thầy Trương Chí Quang

Từ Hiệp hội Nước Hà Lan:

Ông Hannes Versteegh

Ông Wietse Wierks

Cô Petra Hulsman

Quan hệ đối tác đã nhất trí tiếp tục với nhiều tuần đào tạo hơn vào năm 2025, điều này sẽ rất hứa hẹn vì sẽ có nhiều kỹ năng nâng cao hơn sẽ được tập huấn. Mong muốn được chứng kiến ​​những kết quả khả quan của Nhóm Chuyên gia vào năm tới.